Thảo dược và sự lãng quên các phương pháp thuận tự nhiên trong xã hội ngày nay

Sự phổ biến thảo dược trong lịch sử

Trong lịch sử hàng ngàn năm dùng thảo dược, con người trên khắp Trái Đất đã phát triển các hệ thống phương pháp để giúp giải thích bằng cách nào, khi nào và tại sao ta cần dùng những loại thảo dược cụ thể nào đó. Những điều tốt đẹp nhất của các hệ thống hoặc truyền thống này đã được bảo tồn và truyền lại. Ở Ấn Độ, y học Ayurveda, hay còn được biết đến với tên Khoa học của Sự sống, là một bản tổng hợp của hơn 5.000 năm ghi chép cách dùng cây cỏ để tăng cường sức khoẻ và chữa bệnh. Tương tự như vậy, ở Trung Quốc một hệ thống chữa bệnh phức tạp đã được đúc rút từ hàng ngàn năm nay; những điều tinh tuý nhất được chất lọc vào một phương pháp có hiệu quả cao gọi là Y học Cổ truyền Trung Hoa (TCM). Ở Bắc, Trung và Nam Mỹ, rất nhiều hệ thống chữa bệnh bằng thảo dược khác nhau đã được các nền văn hoá bản địa phát triển và nở rộ trên những lục địa giàu thực vật ấy. Khắp nơi trên thế giới châu Phi, Đông và Tây Âu, và cả vùng Địa Trung Hải, truyền thống dùng thảo dược đã được đúc kết và truyền lại qua nhiều thế hệ.

Quả thực thảo dược học có thể khiến người ta choáng ngợp, bối rối và đôi khi còn mâu thuẫn với nhau… Một người phải bắt đầu từ đâu để hiểu được hệ thống chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ vừa cổ xưa, phức tạp lại thường có nhiều mâu thuẫn và chứa đựng nhiều khía cạnh đến vậy?

Hơn 2000 năm trước, Hippocrates – người sáng lập ra trường Y học Hippocratic đã tuyên bố, “Hãy để thức ăn là thuốc của bạn”. Lời khuyên của bậc thánh hiền ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. May thay, khái niệm biến thức ăn thành thuốc đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Việc ăn uống các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được trồng hữu cơ ở địa phương đang phổ biến hơn. Số lượng các khu chợ của nông dân ở Hoa Kỳ đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 1994, điều đó có nghĩa là số lượng người ăn các loại thực phẩm thuần bản địa tăng nhiều hơn so với những năm trước.

Theo Rosemary Gladstar – Nhà thảo dược, nhà văn và nhà sáng lập Trung tâm An dưỡng bằng thảo dược Sage Moutain và Thánh đường Thực vật.

Lịch sử của sự lãng quên thảo dược và các phương pháp chăm sóc sức khoẻ tự nhiên

Trong hàng ngàn năm, rất lâu trước thời đại của internet hay thậm chí sách vở, thực vật đã là nguồn thuốc chính của con người trên khắp thế giới. Việc dùng thực vật làm thuốc, mà sau này chúng ta gọi là thảo dược học, có nhiều truyền thống và học thuyết chẳng kém gì những nền văn hoá tồn tại trên Trái Đất. Trong rất nhiều truyền thống từng tồn tại, ngày nay ở Hoa Kỳ có ba dòng chính đang được dạy phổ thông là Tây y, Y học Hindu và Đông Y.

Mãi đến thập niên 1900, cách chữa bệnh bằng thảo dược vẫn phổ biến ở Hoa kỳ. Các y sĩ dân gian không chỉ nổi tiếng ở hộ gia đình, mà họ còn là các vị bác sĩ có bằng cấp đàng hoàng. Họ được gọi là các y sĩ chiết trung, ưu tiên dùng cây làm thuốc. Các y sĩ chiết trung có trường đại học khắp cả nước, họ viết các tài liệu quan trọng về nghiên cứu chuyên sâu của mình mà ngày nay vẫn còn được dùng làm tham chiếu. Tuy nhiên, đầu thập niên 1900, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) đã đơn phương tuyên bố ngành nào mới là “khoa học” và ngành nào là “lang băm”. Kể từ giờ phút ấy, thảo dược cùng các phương pháp chữa lành tự nhiên đã bị ruồng bỏ dần dà con người ưa dùng các loại thuốc từ hoá chất và sự can thiệp của giải phẫu. AMA cũng định đoạt luôn những gì sẽ được và không được dạy trong chương trình đào tạo bác sĩ. Kết quả là những trường y theo trường phái chiết trung bắt đầu bị đóng cửa.

Khi kháng sinh được phát minh vào năm 1930, con người sẵn sàng tìm tới “một cuộc sống tươi đẹp hơn nhờ khoa học” và dùng những viên thuốc Tây y cho các loại bệnh tật thay vì tìm thảo dược. Con người bị ấn tượng với kháng sinh và các phân tử hoá học đơn chất chẳng hạn như axit acetylsalicylic trong aspirin đến mức chẳng bao lâu sau thảo dược đã bị thất sủng. Trong các thập kỷ sau đó, thảo dược học tiếp tục tồn tại đơn độc ở khắp nước Mỹ, thay vì nằm trong luồng chính thống.

Tình trạng hiện nay: HỘI CHỨNG MỘT GIẢI PHÁP

Toàn bộ cách chăm sóc sức khoẻ thời hiện đại của chúng ta đều phải chịu đựng một hiện tượng mà Rosalee – tác giả cuốn Alchemy of Herbs, gọi là “HỘI CHỨNG MỘT GIẢI PHÁP”. Chúng ta thường có niềm tin sai lầm rằng trên đời có một giải pháp chung nhất cho tất cả mọi người: một loại thuốc cho mỗi căn bệnh, một cách duy nhất mà bạn nên ăn theo, và chỉ có một tập hợp thói quen đơn nhất để bạn giữ sức khoẻ. Ngoài ra còn có một niềm tin phổ biến khác, Tây y là đỉnh cao không thể sai lầm của ngành y, và các liệu pháp truyền thống hay tự nhiên đều đã lỗi thời. Hai lý thuyết này giải thích hiện trạng của hệ thống chăm sóc sức khoẻ ngày nay, trong đó việc đè nén các triệu chứng bằng hoá dược được ưu tiên hơn cả tìm ra căn nguyên bệnh tật.

Một ví dụ của cách tiếp cận bằng Tây y này là bệnh chàm bội nhiễm. Thay vì xác định các nhân tố có thể gây bệnh, chẳng hạn như môi trường và chế độ ăn uống, các bác sĩ thường kê thuốc bôi chứa steroid để làm dịu đi các triệu chứng. Trong khi việc này có thể hiệu quả tạm thời, nhưng sử dụng lâu dài loại thuốc này sẽ mang lại những tác dụng phụ tiêu cực, đồng thời khó xác định nguyên nhân sâu xa. Ta không thể “chữa” được chàm bội nhiễm bằng steroid; các triệu chứng bệnh chỉ đơn giản là bị đè nén trong lúc những vấn đề tiềm ẩn vẫn còn tiếp diễn.

Tuy nhiên, Tây y có giá trị của nó. Chẳng hạn việc các bác sĩ phẫu thuật có thể chữa được nhiều ca nghiêm trọng hay các bệnh cập tính mà nếu dùng cách tiếp cận khác thì có thể làm nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bị gãy tay thì trạm dừng đầu tiên sẽ là bệnh viện, chứ không phải cửa hàng thảo dược địa phương. Tuy nhiên, thật đáng quan ngại trước tình trạng sức khoẻ yếu kém nói chung của chúng ta. Hơn một nửa dân số mắc một dạng bệnh mãn tính nào đó và 25 phần trăm dân số mắc hai hay nhiều bệnh hơn. Nước Mỹ cũng tiêu nhiều tiền nhất thế giới cho chăm sóc y tế, có lẽ vì rất nhiều trong số những tình trạng mẵn tính này đơn giản là do ngành công nghiệp dược phẩm nhiều tỉ đô la quản lý. Có điều gì đó thực sự sai lầm trong cuộc mưu cầu sức khoẻ ở xã hội chúng ta.

Dù ngành y hiện đại đã cải thiện sức khoẻ con người đáng kể ở nhiều phương diện, nó vẫn không giải quyết được nhiều vấn đề mãn tính của chúng ta. Có thể vài người vẫn hi vọng chân thành rằng các tiến bộ mới trong công nghệ sẽ cứu được những người bệnh tật, nhưng thực tế không thể có biến chuyền gì chỉ nhờ vào một viên thuốc. Thay vào đó, chúng ta phải chú ý nhiều hơn tới quá khứ của mình.